Kinh doanh Vũ nữ chân dài

Một đĩa vũ nữ chân dài được bày bán ngoài chợ

Theo một bài báo năm 2014, nhái được dân địa phương huyện Tri TônTịnh Biên của tỉnh An Giang làm khô bán quanh năm với giá 300.000 đến 350.000 đồng trên 1kg,[2] nhưng giá thị trường năm 2016 đã lên tới 500.000 đồng 1kg.[8]Vĩnh Trung của huyện Tịnh Biên từng được xem là "làng vũ nữ chân dài" khi có số lượng người bắt nhái để chế biến và mang đi bán nhiều.[9][10] Nghề săn bắt nhái cũng như nghề làm khô nhái đều mang lại cho người dân trong vùng thu nhập ổn định,[11][12] thậm chí còn có thể khiến cho người săn bắt nhái kiếm một số tiền nhiều hơn bình thường chỉ trong mỗi đêm.[13][14]

Trong dịp Tết Nguyên Đán của một số năm, vũ nữ chân dài thường tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ và cũng vì thế nên được bán với giá tăng cao đột biến.[8][15] Món ăn này không chỉ được bán cho các đầu mối hàng quán tại Việt Nam mà còn được người dân bán sang cả hai nước láng giềng là Campuchia và Lào.[16]

Vấn đề

Đầu thập niên 2010, dạng khô nhái có chân dài đặc biệt từng là mặt hàng thịnh hành ở một số nhà hàng sang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh được bán với giá đắt. Những lúc khan hiếm hàng, giá nhập vào tới 1.000.000 đồng một kg. Nhưng sau đó vài năm, mặt hàng khô nhái trên các trang mạng chuyên hàng đặc sản đã bị tiếp thị tràn lan với giá rẻ, dấy lên nghi vấn về việc không đảm bảo chất lượng.[17] Theo báo Thanh Niên, khô nhái làm từ nhái của Campuchia được cho là chất lượng hơn của Việt Nam nên giá thành đắt hơn, thậm chí một số nơi có thể đã làm khô nhái từ một loài ếch từ Ấn Độ để bán với giá cao hơn.[17]